Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nơi giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc lâu đời

Dẫu cho thời gian có làm phai mờ đi nhiều dấu ấn, nhưng những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc vẫn luôn được nhiều thế hệ thầm lặng gìn giữ và làm tỏa sáng giữa nhịp sống hiện đại. Trong đó, không thể không kể đến công lao của những làng nghề truyền thống vẫn bừng sáng lửa nghề mặc cho mọi thăng trầm của cuộc sống. Bài viết này sẽ đem lại cho bạn câu chuyện về làng nghề Ý Yên với lịch sử hơn 900 – hành trình gìn giữ văn hóa đúc đồng Việt Nam!

Làng nghề đúc đồng Ý Yên – 900 năm nặng lòng với nghề

Tương truyền, cách đây 900 năm trước, tại Phủ Yên Khánh có một người tên là Nguyễn Chí Thành đã sớm xuất gia theo hầu Thiền sư Giác Không từ nhỏ. Ông được nhiều người biết đến và mến mộ bởi sự tài năng, hiếu học và thường xuyên đem những kiến thức mình đã học được đi dạy cho dân làng.

Dù thời gian có trôi, người làng Ý Yên vẫn nặng lòng với nghề

Có một lần, khi ông đi qua Tống Xá, Ý Yên đã dạy cho người dân ở đây cách làm khuôn đúc đồng. Từ đó, mở ra một lịch sử gần 900 làm nghề cho làng này. Dù nhiều thế kỷ đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã trải qua một chặng đường dài với ngàn thăng trầm dâu bể, nhưng nghề đúc đồng ở cái làng nặng tình này vẫn trường tồn và thầm lặng giữ gìn những nét đẹp truyền thống trong văn hóa đồ đồng Việt Nam.

Để tưởng nhớ công lao của người đã mang đến ngọn lửa nghề cho làng, dân làng tại đây đã lập đền thờ ông và hằng năm cứ đến giữa tháng 2 âm lịch, người ta sẽ mở hội. Đây là một dịp để uống nước nhớ nguồn, cũng là một dịp của dân làng cùng sum họp và chia sẻ những câu chuyện thăng trầm chỉ người trong nghề mới hiểu.

Chừng nào lửa trong bếp lò vẫn còn, lửa nghề sẽ không bao giờ tắt

Nếu bạn có dịp đến thăm Tống Xá, Vạn Điểm – làng nghề đúc đồng Ý Yên – bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh bếp lò đỏ rực từ sáng sớm tinh mơ cho đến tận khi sẩm tối. Nhiều người cứ nghĩ nghề này thật đơn giản, nhưng chỉ người trong nghề mới biết nó chứa bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu là hiểm nguy cùng sự tâm huyết để tạo nên một thành phẩm.

Người thợ không chỉ cần đến lành nghề, mà sự tỉ mỉ, tinh xảo cùng yếu tố thẩm mỹ cũng vô cùng quan trọng. Để làm nên sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ cần trải qua nhiều công đoạn, từ chọn đất xây lò, nhóm lửa, chọn đồng, làm khuôn đến nấu chảy đồng… Mọi công đoạn đều phải đảm bảo thực hiện thận trọng và chuẩn xác nhất để sản phẩm khi phạm phải lỗi vênh hay co ngót.

Đúc Đồng Bảo Long – Cơ sở đúc đồng Ý Yên lưu giữ nét đẹp văn hóa đồng

Tại làng nghề đúc đồng Ý Yên, người ta vẫn thường truyền tai nhau về cơ sở đúc đồng Bảo Long – một đơn vị uy tín chuyên đúc tượng đồng và một số sản phẩm từ đồng chất lượng. Với mong muốn lan truyền nét đẹp văn hóa đến mọi thế hệ dân tộc, mỗi một sản phẩm tại đây đều được tạo nên bởi sự tâm huyết với chất lượng hoàn hảo cùng thông điệp sâu sắc. 

Đúc đồng Bảo Long – Cơ sở đúc đồng uy tín tại làng nghề Ý Yên

Với hơn 30 nghệ nhân đẳng cấp chuyên chế tác tạo mẫu cùng gần 200 người thợ yêu nghề, Đúc Đồng Bảo Long đã thi công hàng ngàn công trình lớn nhỏ trên của nước ta. Có thể kể đến những công trình nổi bật như đúc tượng Phật Thích Ca 3m bằng đồng dát vàng cho chùa Từ Tâm (Tây Ninh), đúc tượng Trần Hưng Đạo cho một vị khách ở California, hay đúc tượng Bác Hồ cho Tập đoàn Bảo Việt với tỉ lệ 1:1…

Dẫu cho cuộc sống ngày một hiện đại với sự du nhập của nhiều nền văn hóa mới, nhưng văn hóa đồng vẫn luôn được dân tộc Việt Nam gìn giữ và coi như một giá trị tinh thần – tâm linh sâu sắc. Câu chuyện về làng nghề đúc đồng Ý Yên với lịch sử hơn 900 năm nặng lòng với nghề có khiến bạn yêu thêm văn hóa truyền thống của dân tộc?