Các bước bảo trì thang máy hàng tháng


Để đảm bảo thang máy được vận hành an toàn, thang máy cần được bảo trì định kỳ. Trong thời gian bảo hành, các thang máy đều được công ty bảo trì định kỳ miễn phí mỗi tháng 1 lần. Còn đến hết thời kỳ bảo hành, khách hàng phải ký hợp đồng bảo trì với mức phí nhất định. Chính vì vậy, việc nắm được những công việc mà bên cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy là cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Khâu chuẩn bị bảo trì thang máy và khảo sát

Ở khâu này, bộ phận bảo trì phải báo cáo với đơn vị quản lý tòa nhà về việc bảo trì. Ngoài ra cũng cần tham khảo ý kiến của đơn vị quản lý tòa nhà về trục trặc của thang máy. Qua đó để chuẩn bị cho việc bảo trì. Đồng thời phải có thanh chắn hoặc biển tạm dừng thang máy đặt trước cửa thang máy. Điều này giúp bảo vệ an toàn cho mọi người, tránh sử dụng trong khi bảo trì.

2. Bảo trì ở khu vực phòng máy

Khu vực phòng máy là khu vực đầu tiên cần bảo trì. Ở khâu này cần kiểm tra một cách đầy đủ và tổng quát. Cụ thể:

– Kiểm tra tổng quát phần tủ điều khiển, điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, vệ sinh.

– Kiểm tra cầu dao phòng máy xem có gặp trục trặc không

– Máy kéo, bộ phận chống trượt tốc cũng là phần cần thiết phải kiểm tra chắc chắn

– Kiểm tra quạt máy kéo, nhớt hộp số, khớp nối, Pully phát xung, phát tốc

– Kiểm tra cáp tải. Ở đây cần kiểm tra sự hao mòn của cáp, cáp nổ (cụ thể số lượng sợi nổ, cần theo sát những thang máy đã bị nổ cáp)

Bên cạnh đó cần cắt điện kiểm tra bộ cứu hộ khẩn cấp, bình ác quy. Ngoài ra phải vệ sinh toàn bộ tủ điện, máy kéo, phòng máy. Khi phát hiện hư hỏng cần sửa chữa, thay thế ngay.

Bảo trì khu vực phòng máy

3. Bảo trì phần cabin và đối trọng thang máy

Ở khâu này cần đưa xe thang đi đến từng tầng, kiểm tra độ lệch tầng, điều chỉnh độ lệch nếu vượt quá quy định.

Sau đó cần kiểm tra chức năng hoạt động của tất cả nút trên bảng điều khiển trong xe thang. Và đặc biệt là nút báo khẩn cấp. Ngoài ra cần kiểm tra hoạt động bình thường, độ ồn, độ êm, tình trạng cơ học của các chi tiết quay. Kiểm tra các điểm xích bù, các bulong khóa… cũng là hoạt động bắt buộc.

Bảo trì khu vực cabin

4. Kiểm tra cửa tầng thang máy

Khi kiểm tra bộ phận này cần kiểm tra tình trạng các nút gọi tầng và nút chức năng khác. Đồng thời kiểm tra các đèn hiển thị, chuông báo dừng tầng, sự đóng mở cửa tầng. Kiểm tra, vệ sinh các rãnh trượt, điều chỉnh tiếp điểm cửa.

Việc kiểm tra phải tiến hành tỉ mỉ từng chi tiết để đảm bảo hoạt động trơn tru, êm ái.

5. Kiểm tra cửa xe thang

Khi kiểm tra cửa xe, cần kiểm tra toàn diện và đầy đủ các bộ phận. Cụ thể như:

– Kiểm tra hoạt động bình thường, độ ồn, độ êm, tình trạng cơ học của các chi tiết

– Kiểm tra các chức năng hoạt động, tốc độ đóng mở, tác động cơ học.

– Kiểm tra tổng quát và độ căng của dây curoa kéo

– Kiểm tra đảm bảo khi công tắc an toàn bị tác động thì buộc thang máy ngừng hoạt động…

6. Hoàn thành

Sau khi  kiểm tra xong hết thì cần ghi lại các kiến nghi với quản lý tòa nhà ( nếu có). Phải dọn dẹp thanh chắn hoặc biển báo bảo trì, dụng cụ làm việc. Và lúc này thì cho thang máy trở lại hoạt động bình thường và theo dõi nó.

Như vậy, trên đây là những bước cơ bản khi bảo trì thang máy. Nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề bảo trì thì có thể liên hệ với thang máy Thuận Phát. Thuận Phát có báo giá bảo trì thang máy tại Hà Nội cụ thể. Bạn có thể tham khảo qua.